Năng suất lao động của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó an toàn lao động, tâm trạng, sức khỏe của người lao động - yếu tố trọng tâm mà Ergonomic hướng tới. Trong bất cứ môi trường làm việc nào cũng đòi hỏi có con người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy nên một người lao động với sức khỏe tốt, tâm thái nhẹ nhàng sẽ làm việc hiệu quả hơn khi một trong hai yếu tố này của bản thân bị kém đi.
Để đạt được mục đích này thì các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ công việc là điều cần thiết đầu tiên. Thực tế thì khi mua sắm các thiết bị, công cụ này, doanh nghiệp cũng chỉ mới quan tâm đến chất lượng, giá cả chứ chưa xem xét đến tính tiện dụng và phù hợp với người lao động. Đa số nhà sản xuất cũng chạy theo tiêu chí chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả mà quên đi nhân tố quan trọng là phù hợp với người sử dụng. Một hệ thống thiết bị, công cụ mang lại thuận tiện cho người lao động, phù hợp với cơ chế vận hành của cơ thể người sẽ giảm đáng kể mệt mỏi trong lao động. Kéo theo là giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng đặt ra một số yêu cầu về đánh giá Ergonomic nhưng phạm vi điều chỉnh bắt buộc mới dừng lại ở các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.
EUC là đơn vị chuyên thực hiện đánh giá ergonomic trong môi trường lao động và đưa ra các giải pháp cải thiện để máy móc thiết bị phù hợp với con người. Đánh giá ergonomic gồm các nội dung cơ bản:
- Ergonomic trong thiết kế;
- Ergonomic cải thiện;
- Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS
- Đánh giá ergonomic vị trí lao động;
- Đánh giá về tâm sinh lý lao động;
- Đánh giá về tiêu hao năng lượng;
- Đánh giá gánh nặng lao động;
- Khảo sát điều kiện vệ sinh phòng học;
- Đánh giá tổng thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi.