Nước thải từ bệnh viện phần lớn là nguồn nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nhà bếp, nước thải từ các ca phẫu thuật, điểu trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, từ hoạt động giặt giũ, vệ sinh của người bệnh,… Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X- quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, với lượng nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao.
Nếu các hoạt động này không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Các chất ô nhiễm trong nước thải không được xử lý không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà ngấm xuống đất, tích lũy tôn đọng trong nguồn nước ngầm. Nguồn nước thải chứa vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước và các loại rau được tưới nước thải. Vì thế xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi bệnh viện hay trạm xá ở nước ta hiện nay.
* Tính chất nước thải đầu vào:
Nước thải này chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (N, P) các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), máu, chất thải, … và các vi khuẩn khi thải ra ngoài môi trường nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng tới môi trường.
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý
Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
- Bể thu gom: Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải sinh hoạt của công ty, tại đây được lắp thêm lưới lược rác để lược rác thô và các chất lơ lững kích thước lớn trong nước thải. Nước từ bể thu được bơm sang bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.
- Bể sinh học kỵ khí: Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.
- Bể sinh học thiếu khí:
+ Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và phót pho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat.
- Bể sinh học hiếu khí:
+ Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối. Quá trình nitrat hoá được thể hiện theo phương trình bên dưới:
+ Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
- Bể lắng sinh học:
+ Bể lắng sinh học 2 là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.
+ Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
+ Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng 2, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
+ Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.
- Bể Khử trùng:
+ Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A.
* Ưu điểm nổi bật của công nghệ xử lý hệ thống nước thải bệnh viện là:
- Chi phí vận hành thấp.
- Vận hành dễ dàng với hệ thống điều khiển.
- Hiệu suất xử lý cao: xử lý nước thải đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A.
- Tính linh hoạt cao: Công nghệ xử lý chịu được tải trọng ô nhiễm cao, do đó án toàn khi có sự biến động về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm.