Vì sao chúng ta phải thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích, báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012 – 2017, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện. Các yếu tố luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%).
Riêng đối với các cơ sở y tế (bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất dược phẩm, sinh phẩm,...) do tính chất đặc thù ngành nghề riêng biệt, nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ vi sinh tiềm ẩn, đặc biệt là HIV/AIDS, lao, SARS, H5N1 cũng như hóa chất độc hại… Đồng thời, nhân viên làm việc tại các bộ phận khoa chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, phòng mổ và kiểm soát nhiễm khuẩn còn bị phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe như: phóng xạ, điện từ trường, sóng siêu âm, các khí gây mê, hóa chất khử khuẩn và giải phẫu bệnh (formol, xylen, acid, alcohol,...) cũng như các loại hóa chất khác.
Đối với các nhà máy, các cơ sở lao động ngoài ngành y tế thương xuyên tiếp xúc với tiếng ồn (ví dụ nhà máy cơ khí, sản xuất gỗ, sản xuất giấy, sợi, xi măng,...), bụi ( sản xuất gỗ, sản xuất giấy, xi măng,...), nhiệt độ (các công đoạn sử dụng nhiệt, lò hơi, lò đốt,...), hơi dung môi (ví dụ: công đoạn sơn, tẩy, in ấn,...), hơi kim loại (xi mạ, tẩy rỉ,...) Đây là các yếu tố có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, có nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp, bệnh ung thư,...
Bên cạnh đó, việc đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật và tâm lý lao động ergonomy còn chưa được nhiều đơn vị thực hiện. Các tư thế như đứng nhiều, nâng nhấc bệnh nhân, cúi khom để thao tác gây ra các vấn đề về cơ bắp, xương khớp. Đây là những tư thế rất thường gặp ở nhân viên y tế khoa ngoại, nha, tai mũi họng, chỉnh hình, sản phụ khoa cũng như đối với lao công, y công, hộ lý. Từ đây đòi hỏi cần phải có nhiều thiết kế ergonomy phù hợp để cải thiện điều kiện lao động của nhân viên y tế.
Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết. Đồng thời việc thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quan trắc môi trường lao động.
Cơ sở pháp lý yêu cầu thực hiện quan trắc môi trường lao động
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù khoa phòng. Bên cạnh đó, việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy sau:
Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).
Tương tự, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật khử độc, khử trùng cho người lao động. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực (điều 18 - Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Bên cạnh đó, tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy định nội dung thực hiện quan trắc cũng như yêu cầu năng lực của đơn vị thực hiện quan trắc. Từ đây, các cơ sở trong và ngoài ngành y tế có thể căn cứ lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm tra bên ngoài công nhận kết quả báo cáo.
Công ty EUC được Bộ Y tế và Sở Y tế Bình Dương công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và nhận được bảng giá hợp lý nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH EUC
- Địa chỉ: 380 Đại lộ Bình Dương, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Điện Thoại: (0274) 3 667 006 Hotline: 0933 42 52 39
- Website: www.eucvina.com Email: info@eucvina.com
Văn phòng tại Hà Nội:
- Địa chỉ: tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0985.309.135 Email: info@eucvina.com
- Điện thoại: 0247.109.46.66
Văn phòng tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 04 Hà Tông Quyền, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà nẵng
- Hotline: 0982.747.372 Email: eucvina@gmail.com
- Đợn vị có chứng nhận Vimcert(20.01.2020)
- Công ty xử lý nước thải tại Hà Nội(30.08.2018)
- Mức phụ cấp nặng nhọc độc hại(18.05.2018)
- Công ty môi trường EUC tại Hà Nội(13.04.2018)
- Công ty môi trường tại Quảng Nam(24.02.2018)
- Công ty môi trường ở tại Đồng Nai(22.02.2018)
- Công ty tư vấn môi trường tại Bình Dương(18.02.2018)
- Công ty môi trường tại Đà Nẵng(16.01.2018)
- Công ty môi trường tại Bình Dương(12.01.2018)
- Công ty xử lý nước thải tại Quảng Nam(01.09.2017)
- Công ty xử lý nước thải tại Long An(02.05.2017)
- Xử lý nước thải tại Đà Nẵng(28.04.2017)
- Công ty xử lý nước thải tại Đà Nẵng(28.04.2017)
- Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Đà Nẵng(28.04.2017)
- Công ty lập báo cáo giám sát môi trường tại Bình Dương(20.04.2017)
- Công ty lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Bình Dương(20.04.2017)
- Xử lý nước thải tại Bình Dương (20.04.2017)
- Công ty xử lý nước thải tại Bình Dương (20.04.2017)
- Đo kiểm môi trường lao động tại Bình Dương(14.04.2017)
- Vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải tại Bình Dương(14.04.2017)
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Bình Dương(13.03.2017)
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bình Dương(10.03.2017)
- Vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải(14.04.2017)
- Thông tư quản lý chất thải nguy hại mới nhất (TT 36/2015/TT-BTNMT)(18.09.2015)
- Nghi định 18/2015/NĐ-CP (18.09.2015)